Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai
CHỌN CHO MÌNH MỘT NGHỀ, NGHĨA LÀ CHỌN CHO MÌNH MỘT TƯƠNG LAI
NGUỒN: nghi-luan-xa-hoi-ve-viec-chon-nghe-nghiep-trong-tuong-lai-41222
Con người sinh ra và lớn lên, với mong muốn học tập và lựa chọn cho mình một nghề nghiệp lâu dài. Với một công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những ưu điểm của mình. Hướng nghiệp là định hướng phát triển con người trong nghề nghiệp để con người đó có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất.
Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Trước thực trạng, nhiều bạn trẻ chuẩn bị đi vào cánh cửa đại học, vẫn lúng túng về việc chọn cho mình một ngành học; nhiều bạn sau khi tốt nghiệp đại học, mới nhận ra là mình đã chọn sai ngành học và rất nhiều bạn trẻ phải học lại, làm lại những ngành nghề mới, gây bao nhiêu lãng phí về thời gian, tài chính cho gia đình và xã hội. Cánh cửa vào đại học không phải là cánh cửa duy nhất để bạn có thể thăng tiến và phát triển trong nghề nghiệp, bạn đã biết rất nhiều tấm gương doanh nhân thành công mà không nhất thiết phải qua trường đại học như: Bill Gate (Microsoft), Steven Jobs (Apple),…
Đất nước đang cần rất nhiều bạn trẻ chọn lựa con đường khởi nghiệp với những dự án kinh doanh nhỏ, những người dám nghĩ, dám làm để bắt đầu với những ý tưởng mới cho sản phẩm và dịch vụ của mình, những dự án khởi đầu có thể là một quán ăn, có thể là một cửa hàng và cũng có thể là một cơ sở chăn nuôi, trồng trọt…, từ những dự án nhỏ này, trong một vài năm, chúng có thể trở thành những chuỗi quán ăn (như Phở 24), chuỗi cửa hàng (như chuỗi cửa hàng Mẹ & Bé, chuỗi cửa hàng Takeone…), các công ty, các trang trại, nông trại với quy mô lớn… Lúc đó, bạn sẽ rất hạnh phúc và tự hào về những thành quả đó, bạn đã thực sự khẳng định bản lĩnh làm chủ của mình và con đường bạn chọn là hoàn toàn đúng.
Để thành công trong một nghề nghiệp, bạn không thể nào đi trên một con đường bằng phẳng cả, bạn phải trải nghiệm rất nhiều để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân, ngoài những kiến thức và sách vở đã học. Nếu bạn chủ quan về những thành công bước đầu về nghề nghiệp, cũng như đã có tính tự mãn, nghĩa là bạn sẽ sắp gặp một rắc rối lớn và sự trả giá trên con đường nghề nghiệp của mình.
Để chọn một nghề, bạn hãy quan tâm tới những vấn đề sau:
– Bạn thích làm nghề gì?
– Bạn có khả năng làm nghề đó hay không?
– Sau khi bạn tốt nghiệp, thị trường có nhu cầu hay không?
Bên cạnh các ý lớn đó, bạn còn phải quan tâm tới môi trường làm việc, đối tượng mà bạn sẽ làm việc cùng sau này, mục đích bạn chọn nghề đó… Sau khi các bạn quyết định chọn nghề rồi, các bạn mới quyết định chọn trường.
Học tiến sĩ để tạo ra những phát minh, học đại học để chế tạo ra máy móc từ những phát minh. Còn học nghề là để sử dụng những máy móc đó tạo ra của cải vật chất. Xã hội đang cần rất rất nhiều những người tạo ra của cải vật chất một cách chuyên nghiệp và khoa học chứ không cần nhiều những phát minh mà không ai biết sử dụng.
Cần một lời khuyên hay tư vấn, hãy gọi đến Hotline: 024.62757361, 024.38533780 (Văn phòng tuyển sinh); 0932261868 (cô Thúy Vân); 0914.813815 (thầy Việt Anh); 0985546389 (thầy Tài Anh); 0982345758 (thầy Ngọc Lân)./.
NGUỒN:nghi-luan-xa-hoi-ve-viec-chon-nghe-nghiep-trong-tuong-lai-41222
Bài viết liên quan