Quyết định ban hành chuẩn đầu ra trình độ sơ cấp nghề chăm sóc sắc đẹp
Tải quyết định tại đây:
qd53-chuan-dau-ra-nghe-cham-soc-sac-dep.pdf
I. NGHỀ: CHĂM SÓC DA
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề:
Nhu cầu làm đẹp hiện nay dường như là một nhu cầu thiết yếu đối với phần đồng mọi người. Hơn thế nữa chuyện làm đẹp hiện nay không còn là câu chuyện của phụ nữ, con gái mà còn cả của đàn ông. Do nhu cầu xã hội, mọi người cần trong chỉnh chu, gọn gàn, sạch sẽ trước mắt của đồng nghiệp, xin việc làm, đối tác.
Với tốc độ phát triển chóng mặt của xã hội, công việc ngày càng nhiều áp lực. Nhu cầu phục hồi sức khỏe, tu dưỡng lại cơ thể lại càng thiết yếu hơn. Họ dành thời gian nhiều hơn trong việc tìm kiếm những cách làm đẹp, phục hồi cơ thể. Đây là những cách được nhiều người lựa chọn. Với nhu cầu làm đẹp ngày càng một tăng, số lượng người có nhu cầu làm đẹp càng ngày càng nhiều. các spa, beauty, salon làm đẹp đang “nở rộ” tại nhiều thành phố lớn. Cho thấy đây là môt ngành tiềm năng trong cơ hội việc làm, nhiều spa hiện nay đang cố gắng nổ lực để tìm đủ nguồn nhân lực với mục đích đáp ứng tốt nhất có thể cho khách hàng.
- Trình bày được mục đích và kiến thức về chăm sóc da, chăm sóc da chuyên sâu và quản lý da từng phần trên cơ thể;
- Trình bày được các loại huyệt đạo trên mặt, cổ vai gáy trong thư giãn;
- Trình bày được mục đích và tác dụng của massage mặt, cổ vai gáy trong thư giãn chăm sóc da;
- Phân tích được các loại da, tình trạng da và tác dụng của chăm sóc da;
- Phân tích được quy trình chăm sóc da cơ bản, chăm sóc da chuyên sâu và cách phòng chống lây nhiễm bệnh qua tiếp xúc điều trị da;
- Phân biệt được các loại mặt nạ chăm sóc da;
- Nhận biết được các khối cơ, xương trên cơ thể.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn được các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với từng loại da;
- Thực hiện thành thạo các quy trình làm sạch da, chăm sóc da cơ bản, chăm sóc da chyên sâu, tẩy lông và giảm béo;
- Thực hiện thành thạo các thao tác Massage chăm sóc da và chăm sóc toàn thân;
- Vận dụng được kiến thức lý thuyết vào thực tế chăm sóc da bị tổn thương và các bệnh lý về da..
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh trong quá trình chăm sóc khách hàng;
- Đảm bảo công tác an toàn và phòng chống lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm trong quá trình chăm sóc da cho khách hàng;
- Rèn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng và hiệu quả;
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của nghề chăm sóc da thẩm mỹ;
- Yêu ngành, yêu nghề, tu dưỡng đạo đức người làm nghề chăm sóc sắc đẹp;
- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Chuyên viên Chăm sóc da cho các Trung tâm chăm sóc sắc đẹp;
- Thành lập Trung tâm dạy nghề Chăm sóc da thẩm mỹ;
- Làm chủ Beautysalon làm đẹp;
- Lãnh đạo điều hành Trung tâm Chăm sóc sắc đẹp, các Thẩm mỹ viện.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề chăm sóc da, trình độ sơ cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
II. NGHỀ: THIẾT KẾ TẠO MẪU TÓC
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề:
Nghề tạo mẫu tóc được biết đến là những người làm nghề tạo mẫu tóc, xây dựng hình ảnh, phong cách cá nhân cho khách hàng dựa trên tính cách, sở thích cá nhân, môi trường làm việc, xu hướng thời đại và yêu cầu của khách hàng. Việc tạo nên một kiểu tóc phù hợp với khuôn mặt và phong cách, ngữ cảnh rất quan trọng. Ngoài việc đem lại tính thẩm mỹ cao, một mái tóc phù hợp còn giúp tôn lên phong cách cá nhân, tôn lên những ưu điểm và che đi những khuyết điểm trên gương mặt. Quyết định khá lớn về vẻ đẹp của một người vì thế mà việc lựa chọn một điểm tạo mẫu tóc rất quan trọng đối với bất kỳ ai. Các nhà tạo mẫu tóc sẽ dựa trên hình thái khuôn mặt của khách hàng để lên ý tưởng về kiểu dáng, tư vấn kiểu phù hợp kết hợp với ý kiến cá nhân khách hàng để thống nhất kiểu tóc giúp khách hàng tự tin hơn trong cuộc sống và công việc.
2. Kiến thức
- Trình bày được những kiến thức chung về các loại tóc: cấu trúc, cấu tạo;
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về chăm sóc tóc, quy trình gội, massage đầu, và các phương pháp chia tóc, nhấp kéo…;
- Trình bày được quy trình cắt các kiểu tóc, phương pháp uốn các kiểu tóc, duỗi tóc, nhuộm tóc;
- Phân tích được thành phần hóa học của các sản phẩm chăm sóc tóc;
- Liệt kê được các trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho chăm sóc tóc ;
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về tác phong và điều hành Salon tóc.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn và sử dụng được các trang thiết bị dụng cụ phù hợp với yêu cầu chăm sóc tóc, thao tác nhấp kéo và lược thành thạo ;
- Thực hiện thành thạo các thao tác gội đầu rửa mặt, chia tóc, uốn tóc và cắt tóc các kiểu theo đúng quy trình và chuẩn mực;
- Thực hiện thành thạo các quy trình pha thuốc, nhuộm và duỗi tóc các kiểu;
- Thực hiện chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, an toàn và vệ sinh.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện;
- Có mục tiêu nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cần cù chịu khó và sáng tạo trong nghề nghiệp;
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp.
- Không ngừng vươn lên trong học tập, học hỏi, nghiên cứu đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kỹ thuật viên (chuyên viên) chăm sóc tóc cho các salon cắt uốn tóc;
- Thành lập Trung tâm dạy nghề chăm sóc tóc thẩm mỹ;
- Làm chủ Beautysalon cắt uốn tóc.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề thiết kế tạo mẫu tóc, trình độ sơ cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
III. NGHỀ: TRANG ĐIỂM THẨM MỸ
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề:
Nghề trang điểm còn được gọi bằng cái tên khác là nghề makeup. Đây là một trong những nghề thiên về làm đẹp nhưng chỉ chú trọng vào gương mặt. Sử dụng các loại mỹ phẩm, mỹ cụ khác nhau, kết hợp với kiến thức về nguyên tắc phối màu, quy tắc hình khối, gu thẩm mỹ cá nhân… tác động lên các bộ phận như mắt, má, môi, lông mày, da… để tạo nên một diện mạo mới, hoàn thiện hơn theo đúng ý khách hàng, ta gọi đó là trang điểm. Mục tiêu chính của nghề makeup là giúp thay đổi diện mạo, che bớt khuyết điểm, tôn lên vẻ đẹp của người được trang điểm mà không phá vỡ cấu trúc, chức năng các bộ phận trên gương mặt, không sử dụng dao kéo… Một khuôn mặt được trang điểm chỉn chu, phù hợp với bối cảnh sẽ giúp người được trang điểm trở nên tự tin và có sức hút hơn trong mắt người xung quanh, từ đó cải thiện nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Cụ thể, trang điểm được ứng dụng vào rất nhiều dịp giao tiếp xã hội như dạo phố, hẹn hò, chụp ảnh thời trang, tham gia sự kiện, đi làm, trở thành cô dâu/phù dâu/bưng quả… Mỗi dịp sẽ có phong cách trang điểm khác nhau tuỳ theo độ tuổi khách hàng, mức độ trang trọng của sự kiện… Trong một số trường hợp, trang điểm còn dùng để chỉ các công đoạn làm đẹp tổng thể (tính cả làm tóc), ví dụ như trang điểm cô dâu.
2. Kiến thức
- Nhận thức được vai trò đạo đức của người kỹ thuật viên trang điểm thẩm mỹ;
- Hiểu được đạo đức, tác phong chuyên nghiệp của kỹ thuật viên trang điểm thẩm mỹ;
- Hiểu được kiến thức trang điểm theo dạng khuôn mặt; trang điểm cơ bản; trang điểm nâng cao;
- Mô tả được quá trình chỉnh sửa khuyết điểm theo dạng khuôn mặt;
- Nhận dạng được những khiếm khuyết trên khuôn mặt;
- Phân tích được loại da, dạng khuôn mặt trước khi trang điểm.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn được các màu mắt phù hợp với làn da, áo quần, hoàn cảnh buổi tiệc;
- Thao tác kỹ năng vẽ chân mày thành thạo;
- Thực hiện thành thạo kỹ năng trang điểm nền, mắt, môi;
- Thực hiện thành thạo các thao tác kỹ năng chăm sóc da trước và sau khi trang điểm;
- Thực hiện thành thạo trang điểm dạng khuôn mặt, chỉnh sửa khuyết điểm, trang điểm các dạng mắt, trang điểm cơ bản, trang điểm lễ cưới;
- Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh trong quá trình chăm sóc khách hàng.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Cẩn thận, tỉ mỉ, thao tác nhanh khi thực hiện các kỹ năng;
- Rèn luyện kỹ năng đứng trang điểm chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng và hiệu quả;
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của nghề trang điểm thẩm mỹ;
- Yêu ngành, yêu nghề, thái độ học tập tích cực, rèn luyện nỗ lực.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Chuyên viên trang điểm cho các Trung tâm áo cưới;
- Thành lập Trung tâm dạy nghề trang điểm thẩm mỹ;
- Làm chủ Beautysalon làm đẹp;
- Làm chủ các salon áo cưới.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề trang điểm thẩm mỹ, trình độ sơ cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
IV. NGHỀ: VẼ MÓNG NGHỆ THUẬT
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề:
"Vẽ móng" là "cung cấp dịch vụ làm đẹp" chuyên về hoạt động chăm sóc móng tay, móng chân như sơn, sửa, nuôi cắt móng tay, móng chân của phái đẹp. Bên cạnh việc khoác lên mình một bộ cánh xinh đẹp, bộ Nails ấn tượng sẽ là điểm nhấn giúp các cô nàng thêm phần nổi bật. Ở Việt Nam, hình ảnh những cô thợ sơn móng tay với thúng đồ nghề đi chào mời làm đẹp đã không còn quá xa lạ. Dần dần, cụm từ “nghề vẽ móng” được thay thế bằng cái tên rất Tây “nghề Nail”.
2. Kiến thức
- Nhận thức được vai trò đạo đức của người kỹ thuật viên vẽ móng nghệ thuật;
- Trình bày được đạo đức, tác phong chuyên nghiệp của kỹ thuật viên vẽ móng nghệ thuật;
- Trình bày được kiến thức vẽ móng theo dạng; vẽ móng cơ bản; vẽ móng nâng cao;
- Phân biệt được loại móng, kiểu móng, trước khi vẽ móng;
- Giải thích được cách sơn móng thường và sơn gel;
- Nhận biết được cách đắp móng gel và móng bột;
- Phân biệt được phương pháp cọ bản và cọ nét;
- Mô tả được các kiểu kỹ thuật tạo hình bằng công nghệ 3D;
- Biết cách pha màu , phối màu nền vẽ móng nâng cao;
- Phát biểu được kỹ thuật vẽ tranh tạo khối trên móng tròn, kỹ thuật thiết kế móng trình diễn.
3. Kỹ năng
- Tư vấn được màu móng, hình vẽ, cách chăm sóc móng phù hợp cho khách hàng.
- Thao tác kỹ năng làm sạch, tỉa móng thành thạo;
- Thực hiện thành thạo kỹ năng đắp móng, vẽ móng;
- Thực hiện được thành thạo quy trình sơn móng thường và sơn gel
- Thao tác được kỹ thuật vẽ hoa nổi và hoạt hình trên giấy, kỹ thật vẽ động vật , vẽ trên người mẫu .
- Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh trong quá trình chăm sóc khách hàng.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Cẩn thận, tỉ mỉ, thao tác nhanh khi thực hiện các kỹ năng;
- Rèn luyện kỹ năng vẽ móng chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng và hiệu quả;
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của nghề vẽ móng nghệ thuật;
- Yêu ngành, yêu nghề, thái độ học tập tích cực, rèn luyện nỗ lực.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Chuyên viên vẽ móng cho các trung tâm làm đẹp;
- Thành lập Trung tâm dạy nghề vẽ móng nghệ thuật;
- Làm chủ Beautysalon làm đẹp;
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề vẽ móng nghệ thuật, trình độ sơ cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Bài viết liên quan